Các chỉ số của mật ong Manuka

Các chỉ số của mật ong Manuka

Hàng ngàn năm qua, mật ong đã được ưa chuộng khi mà nó mang đến những lợi ích tuyệt vời, giúp hỗ trợ sức khỏe và khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Tuy nhiên một số loại mật ong có thuộc tính cao hơn hẳn, thậm chí cao hơn gấp trăm lần các loại mật ong khác, mang đến những công dụng tuyệt vời trong chăm sóc sức khỏe con người. Và loại mật ong mình muốn nhắc tới đó là mật ong Manuka.

Mật ong Manuka – thần dược của sức khỏe

Mật ong Manuka được sản xuất bởi các chú ong hút mật hoa Manuka tại Newzeland, và đã nhanh chóng trở thành một biểu trưng độc đáo khiến quốc đảo này nổi danh thế giới bởi khả năng kháng khuẩn cao nhất, có thể tiêu diệt các siêu vi khuẩn vi rút mà toàn thế giới khiếp sợ như: MRSA, E. Coli, tụ cầu khuẩn và các công dụng tuyệt vời khác có thể kể đến như sau:

  • Giàu dinh dưỡng cho cơ thể
  • Tốt cho tiêu hóa
  • Tốt cho răng miệng
  • Điều trị viêm họng, cảm lạnh
  • Trị mụn trứng cá & làm sáng da
  • Sử dụng để bôi lên các vết thương ngoài da kể cả người bị nhiễm vi trùng MSRA.

Mật ong Manuka là một trong những loại mật ong đắt nhất thế giới. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mật ong Manuka khác nhau được đặt tên, label nhãn cho mật ong như UMF5+, UMF10+, MGO550+, NPA10+ hoặc Active 8+, Active30+… vậy làm thế nào để bạn biết được loại nào là tốt nhất, phù hợp nhất? Để hiểu được các chỉ số của mật ong Manuka cho sự lựa chọn tốt nhất, trước tiên hãy cùng nghiên cứu về thành phần cấu tạo cùng đặc tính kháng khuẩn của loại mật ong này nhé!

Mật ong Manuka gồm có thành phần chính: Hydrogen Peroxide, Methylglyoxal.
Hydrogen Peroxide đóng vai trò như là rào chắn nhằm ngăn chặn tạp khuẩn xâm nhập vào mật ong. Methylglyoxal là một chất kháng khuẩn tự có trong mật ong Manuka là nhờ việc chuyển đổi hợp chất dihydroxyacetone (DHA) có trong mật hoa trong quá trình lưu trữ mật ong. Hợp chất này giúp cho mật ong Manuka có tính kháng khuẩn mạnh.

Hydrogen Peroxide Active ( HPA ) – đặc tính kháng khuẩn

Hydrogen Peroxide Active là một đặc tính kháng khuẩn trong mật ong Manuka, được hình thành từ Enzyme tiết ra của ong khi chuyển đổi mật hoa Manuka thành mật ong. Hầu hết các loại mật ong đều sở hữu đặc tính này khi mật ong vừa lấy từ tổ ong. Tuy nhiên đặc tính này dễ bị phát hủy bởi nhiệt độ hoặc ánh sáng trong quá trình sản xuất, khiến cho khi các hũ mật ong đến tay bạn đã bị giảm đặc tính kháng khuẩn đi rất nhiều lần, ngay cả khi chỉ số HPA trên nhãn ghi ở mức cao. Chỉ duy nhất có mật ong Manuka là không bị phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ cao như mật ong thông thường, cho nên bảo toàn được đặc tính kháng khuẩn có trong mỗi hũ mật trao đến bạn hiệu quả trọn vẹn.

Độ kháng khuẩn của mật ong Manuka được chứng nhận như thế nào?

Độ kháng khuẩn của Manuka đc đo bằng MGO/ NPA hoặc UMF hoặc Total Active (TA) trong phòng lab, độ active càng cao thì có tác dụng cao hơn trong việc kháng khuẩn. MGO thường được chứng nhận cho mật ong đóng lọ và test ở New Zealand. Còn độ UMF hay TA thường được chứng nhận cho mật ong đóng lọ và test tại châu u (mật ong New Zealand xuất khẩu tới thị trường châu Âu).

Total Activity (TA)

Một số công ty làm nhãn TA 30+ cho sản phẩm mật ong Manuka của mình khiến cho nhiều khách hàng nhầm lẫn đó là sản phẩm có đặc tính kháng khuẩn cao. Tuy nhiên trên thực tế, đặc tính tổng hợp TA này bao gồm đặc tính kháng khuẩn cố định trong mật ong Manuka và cả cả thành phần kháng khuẩn không ổn định dễ bị tiêu hủy. Chính vì vậy khi nhìn thấy chỉ số TA quý khách cần phải lưu ý tìm hiểu kỹ.

Non Peroxide Active ( NPA )

NPA là một hệ thống đánh giá đặc tính kháng khuẩn của mật ong Manuka. Chỉ số NPA thể hiện khả năng kháng khuẩn thông qua so sánh với chất khử trùng tiêu chuẩn phenol. Ví dụ mật ong Manuka có chỉ số NPA 10+ nghĩa là mật ong có khả năng kháng khuẩn tương đương phenol nồng độ 10%. Thông thường mật ong có chỉ số NPA 10+ là đã có tác dụng rất tốt với cơ thể.

MGO

MGO là hệ thống thể hiện tỷ lệ Methylglyoxal có trong mật ong Manuka, xác định được thành phần và đặc tính kháng khuẩn của mật ong Manuka. Methylglyoxal là chất quan trọng nhất tạo ra khả năng kháng khuẩn cực kỳ đặc biệt của mật ong Manuka. Mật ong Manuka phải chứa ít nhất 100mg/ kg mới có tính kháng khuẩn.
Ví dụ, MGO 250+ nghĩa là có 250mg Methylglyoxal trong 1kg mật ong Manuka.
Dưới đây là bản chuyển đổi giữa MGO và UMF (NPA).

UMF (Unique Manuka Factor)

UMF là một tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu được giám sát nghiêm ngặt và khoa học bởi Hiệp hội Mật ong Manuka để xác định, đo lường hàm lượng kháng khuẩn thực tế của mật ong Manuka. Tất cả những công ty sản xuất mật ong Manuka muốn được kiểm định chất lượng đều phải thông qua hệ thống này. Biểu tượng UMF+ đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, chất lượng của mật ong không bị bóp méo.

Hệ thống đánh giá Active/KFactor

Active là thuật ngữ chỉ mức độ hoạt động của các đặc tính trong mật ong Manuka, trong đó có tính kháng khuẩn non-peroxide. Chính vì thế, hiện nay trên thị trường có nhiều công ty dùng nhãn Active để thể hiện đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên khái niệm này không hề chỉ ra duy nhất thành phần kháng khuẩn trong mật ong Manuka. Và việc ghi Active trên sản phẩm không phải thông qua quản lý và kiểm soát.

Bỏ qua nhãn Active đầy mơ hồ, Wedderspoon đã chuyển sang việc xếp hạng chất lượng mật ong Manuka thông qua hệ thống “Kfactor” – hệ thống xác thực đa tầng toàn diện không chỉ kiểm tra lượng methylglyoxal và một số thành phần cơ bản của mật ong Manuka, mà còn đánh giá phức tạp, tỉ mỉ, nghiêm ngặt kiểm tra các thành phần:

  • Độ tinh khiết
  • Các enzyme sống
  • Dư lượng hóa chất có trong mật ong
  • Độ PH
  • Lượng phấn hoa…

Nhờ sự kiểm tra hàng loạt các thuộc tính của mật ong Manuka thông qua hệ thống đánh giá Kfactor mà khách hàng trên toàn thế giới thực sự đã được tiếp cận đến sản phẩm chất lượng cao nhất, tinh khiết nhất. Bởi chất lượng vượt trội như vậy, Wedderspoon đã nhanh chóng trở thành thương hiệu số 1 tại Hoa Kỳ cung cấp loại mật ong Manuka nổi tiếng – Manuka Honey KFactor 16.

Trả lời